Những đợt "sốt đất" từ cuối năm 2021 đến nay đã đẩy giá đất ở các địa phương lên cao hơn nhiều giá trị thật và mặt bằng chung, nên thời điểm hiện tại hầu hết nhà đầu tư không dám bỏ vốn, trong khi người dân có nhu cầu để ở cũng không đủ khả năng mua, thị trường hạn chế giao dịch. Trước thực tế trên, Bộ Xây dựng yêu cầu các tỉnh, thành phố công khai thông tin bất động sản.
Nhà đầu tư thận trọng
Từ năm 2021 đến nay, thị trường nhà đất tại các khu vực ven Hà Nội liên tục ghi nhận những đợt sốt đất chạy theo thông tin quy hoạch phát triển hạ tầng, nâng cấp huyện lên quận, khiến giá đất liên tục tăng, xác lập mặt bằng giá mới.
Đơn cử, tại huyện Đông Anh, trong đợt "sốt" cuối quý I/2021 khi có thông tin quy hoạch đô thị ven sông Hồng, giá nhà đất tại các xã Kim Chung, Xuân Canh, Hải Bối... tăng 2 lần so với thời điểm cuối năm 2020. Đến quý I/2022, giá nhà đất tại các xã này lại ghi nhận tăng thêm 20 - 30% so với cũng kỳ năm trước...
Khảo sát của Batdongsan.com.vn cho thấy, thời điểm sốt đất đạt đỉnh cuối quý I/2021, đất nền dự án trên địa bàn huyện Đông Anh giá trung bình 50 - 80 triệu đồng/m2, mặc dù giá đến nay vẫn được giữ nguyên, nhưng gần như không có giao dịch. Nhân viên môi giới tại các sàn giao dịch khu vực này cho biết, từ đầu năm 2022, giá đất đã đứng im, thậm chí, nhiều chủ đầu tư giảm mạnh giá, rao bán cắt lỗ, nhưng cũng không bán được, thị trường đang rơi vào tình trạng ảm đạm.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, những điểm nóng đất nền ven Hà Nội như Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Gia Lâm đều rơi vào thực trạng đất nền có mức độ quan tâm giảm, nhưng mặt bằng giá rao bán vẫn tiếp tục tăng.
Còn ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định, những đợt sốt đất đã đẩy giá đất ở lên cao hơn nhiều giá trị thật và mặt bằng chung nên thời điểm hiện tại nhà đầu tư không dám bỏ tiền đầu tư, kể cả lướt sóng.
Công khai thông tin
Trước thực tế trên, Bộ Xây dựng đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Nghị định 44/2022 về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, trong đó, đề nghị UBND các địa phương kiểm tra việc đảm bảo hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, bảo đảm sự vận hành của hệ thống cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản, nhất là thông tin vế các dự án bất động sản cần được công bố trước khi chủ đầu tư đưa bất động sản ra giao dịch.
Đối với các bộ ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ Xây dựng đề nghị phối hợp trong việc kết nối, chia sẻ thông tin từ các cơ sở dữ liệu có liên quan do bộ, ngành quản lý, đảm bảo việc duy trì, kết nối, chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.
Trong báo cáo đánh giá toàn diện thị trường bất động sản năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Xây dựng thông tin, hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản hiện chưa đầy đủ, hoàn chỉnh. Vì vậy, thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ thường xuyên theo dõi sát tình hình, diễn biến của thị trường bất động sản; hàng quý có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh doanh bất động sản, thị trường bất động sản cả nước và kiến nghị giải pháp để thị trường phát triển ổn định.
Bộ Xây dựng cũng đề nghị Bộ Công an xử lý nghiêm hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản và hoạt động môi giới bất động sản vi phạm pháp luật, các hành vi đưa thông tin không chính xác, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, bất động sản.
Các chuyên gia cho rằng, Quốc hội cần ban hành các Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản mới, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đất nước trong giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2045. Trong đó, nội dung thông tin đất đai, nhà ở và thị trường bất động sản phải tương thích, phối hợp với nhau thành một chỉnh thể thống nhất.
Trong đó, đưa vào các luật nội dung tính toán các chỉ số giá đất, giá nhà, giá bất động sản; chỉ số thị trường đất đai, thị trường nhà ở và thị trường bất động sản theo hướng: Cập nhật tự động theo thời gian; thông tin phải phủ trùm cả nước; thông tin đất đai, nhà ở, bất động sản phải kết nối thông tin với dữ liệu cá nhân (căn cước công dân…); thông tin phải công khai, minh bạch và dự báo được; sử dụng thông tin có tính phí.../.
Nguồn: Reatimes
Với những nhà đầu tư cá nhân và hộ gia đình đang sở hữu bất động sản, nguy cơ lạm phát trên phạm vi toàn cầu khiến họ càng có nhu cầu nắm giữ tài sản thay vì bán ra và thu tiền.
Giữa những bất ổn của thị trường BĐS, nhu cầu mặt bằng đất công nghiệp vẫn mạnh mẽ, khi nửa đầu năm đã chứng kiến sự gia tăng về yêu cầu thuê đất tại các tỉnh công nghiệp mới nổi như Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bước sang năm 2021, bất động sản tiếp tục là kênh “xuống tiền” hấp dẫn với những nhà đầu tư có dòng vốn lớn, nhờ tỷ suất sinh lời cao và ít chịu biến động của thị trường.
Đó là nhận định từ Batdongsan.com.vn tại báo cáo thị trường bất động sản quý 2/2022 vừa được công bố mới đây. Theo đơn vị này, so với các kênh đầu tư khác thì BĐS vẫn là kênh mang lại lợi nhuận ổn định và an toàn.
Giá nhà đất tăng phi mã vượt vàng, chứng khoán, đất nền hạ nhiệt vẫn neo đỉnh; Cách thức nhà đầu tư ngoại “săn” bất động sản Việt... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.
Tổng thể dự án được chia làm hai phần chính gồm khu nhà ở được nâng cao so với nền và phần còn lại là vườn, thảm thực vật tự nhiên bao quanh.
Với mong muốn hàng ngày được cuốc đất trồng hoa, gieo hạt, thu hoạch trái cây, con trai có chỗ vui chơi ở khoảng sân vườn, chị Alexis Phan quyết định rời phố, mua căn nhà vườn ở vùng ngoại ô.
Kết cấu sàn nhà được nâng cao thích hợp với địa hình dốc của khu đất, khuôn viên sân ngoài của công trình được trồng nhiều tiểu cảnh cây xanh.
Căn nhà là một mô hình về không gian nghỉ dưỡng tuyệt vời cho các gia đình muốn rời xa chốn thành thị xô bồ để tận hưởng cuộc sống yên bình, trong lành nơi thôn quê cùng gia đình, bạn bè vào mỗi dịp cuối tuần.
Gỗ, đá, sỏi và đất nung là những loại vật liệu xây dựng chính được sử dụng xuyên suốt tạo nên phần thô và cả những nội thất bên trong căn nhà vườn.
Việc đề cao nét yên bình kết hợp gam màu nhiệt đới trang nhã giúp công trình nhà trở nên hài hòa và đồng nhất về mặt kiến trúc.
Một thiết kế sân vườn đẹp mang lại không gian sống hoàn thiện cho gia đình. Và tất nhiên, bạn cũng có thể làm mới không gian với ý tưởng biến sân sau của ngôi nhà thành khu vực ăn uống ngoài trời.
Vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, hưởng trọn lợi thế từ sự phát triển nhanh hạ tầng giao thông liên vùng là lợi thế giúp Khu đô thị xanh Elite Life (Cần Giuộc - Long An) lọt tầm ngắm nhà đầu tư.
Với lợi thế tiệm cận TP. Hồ Chí Minh cùng hạ tầng không ngừng phát triển, Long An trở thành Khu vực tiềm năng nhất được nhiều khách hàng đặc biệt quan tâm và đầu tư.
Với việc xây dựng nhà máy ống thép lớn nhất tại Long An, Hoà Phát đạt mục tiêu nâng thị phần mảng này lên 35%. Giới đầu tư kỳ vọng với dự án này, Hoà Phát có thể dần lấp đầy khoảng trống mà Hoa Sen để lại sau khi rẽ hướng sang mảng phân phối.
Trong 16 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân mà UBND tỉnh Long An đã phê duyệt mới có 4 dự án đi vào hoạt động. Có dự án chưa đáp ứng được nhu cầu nhà ở của công nhân, đơn cử như dự án của Công ty CP đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp và đô thị Long An.
Dù chưa có “tiền lệ” về BĐS hạng sang nhưng khi loại hình này tung ra thị trường Long An, ngay lập tức tạo hiệu ứng tích cực. Trong đó, xuất hiện giao dịch chênh khá tốt trên thị trường thứ cấp.
Tính đến hết tháng 5/2022, lượng cung đất ở cả 2 tỉnh này đều tăng lên xấp xỉ gấp đôi với mức tăng lần lượt là 81 ở Long An và 102% ở Tây Ninh.
Trong số 26 dự án này, TP. Tân An có 3 dự án, huyện Bến Lức 6 dự án, huyện Cần Giuộc 9 dự án, huyện Đức Hòa 3 dự án, huyện Thủ thừa 4 dự án và huyện Đức Huệ 1 dự án.
Với xu hướng sở hữu "second home" đang nở rộ, giới đầu tư lựa chọn Long An là "đích ngắm" vì hội tụ nhiều ưu thế về vị trí, cảnh quan, mức giá… Thị trường bất động sản Long An cũng xuất hiện nhiều dự án đô thị vừa đáp ứng nhu cầu đầu tư vừa tận hưởng cuộc sống.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 489/QĐ-TTg, Quyết định 490/QĐ-TTg và Quyết định số 506/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tại tỉnh Long An.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký các quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 2 Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tại tỉnh Long An.
Sau đại dịch, giới đầu tư bất động sản phía Bắc đang có xu hướng Nam tiến vì thị trường miền Bắc ngày càng thu hẹp do thiếu dự án mới. Những khu vực vùng ven TP.HCM như Long An, Đồng Nai đang hút các nhà đầu tư.
Khi thị trường BĐS tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội đang ngày càng khan hiếm nguồn cung, loại hình nhà phố thương mại (shophouse) đang có xu hướng lan rộng ra vùng đô thị vệ tinh đầy tiềm năng.
Sở hữu nhiều động lực phát triển, bất động sản Đức Hòa - Long An càng nóng lên từng ngày khi các ông lớn bất động sản đua nhau đổ bộ, tạo nên một làn sóng chưa từng có tại thị trường đầy tiềm năng này.
Tọa lạc tại cửa ngõ giao thương giữa TP.HCM và 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ, Long An đang được ví như “miền đất hứa” khi khởi động một loạt dự án hạ tầng “khủng”.
Nhờ vị trí địa lý, hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ, chính sách mời gọi đầu tư hấp dẫn, năm 2021, Long An là địa phương đứng trong tốp đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 3,84 tỉ USD.
Dự án Khu kinh tế Long An quy mô 32.000 ha, sẽ là một trong những khu kinh tế lớn nhất cả nước, quy mô tương đương các khu kinh tế lớn trên thế giới.
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nam Tân Tập, tỉnh Long An có quy mô hơn 244ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng vừa được chấp thuận đầu tư.
Khu đô thị mới Tân Mỹ có diện tích khoảng 930,89ha, chỉ tiêu dân số khoảng 80.000-99.000 người…
Theo thống kê của nhiều đơn vị môi giới BĐS, bước sang đầu quý 4/2019, lượng khách giao dịch các phân khúc nhà đất tại một số khu vực của tỉnh Long An đã khởi sắc và cải thiện tốt hơn.
Sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung và thượng lưu tại Việt Nam khiến việc nâng cao chất lượng không gian sống trở thành nhu cầu tất yếu và dòng tiền sẽ tiếp tục đổ vào phân khúc bất động sản hạng sang trong nhiều năm tới.
Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý II/2022. Theo đó, nguồn cung nhà ở vẫn tiếp tục khan hiếm trong khi giá nhà và nhu cầu sở hữu không ngừng tăng cao.
Bất chấp những biến động của thị trường, vốn ngoại vẫn đổ mạnh vào bất động sản ở hầu khắp các phân khúc.
Hộ nghèo được hỗ trợ xây nhà mới đến 40 triệu đồng/hộ; có 3 hình thức khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS… là những điểm mới trong chính sách về nhà ở và bất động sản sẽ có hiệu lực từ 15/8.
Sự tập trung phát triển 2 cực tăng trưởng kinh tế mới gồm cảng hàng không quốc tế Long Thành và cảng quốc tế nước sâu Cái Mép – Thị Vải đã tác động tích cực đến bất động sản khu vực Đông Nam Bộ.
Trải qua 6 tháng đầu năm đầy sóng gió, các chuyên gia đánh giá thị trường bất động sản đang ở trạng thái bất ổn. Vì vậy, trong giai đoạn tới, cần thiết có các chính sách để điều tiết nhằm bình ổn thị trường.
Bộ Xây dựng yêu cầu các tỉnh, thành phố phải công khai thông tin bất động sản.
Thị trường bất động sản Bình Dương đang rất sôi động nhưng không phải khu vực nào cũng có thể trở thành “con gà đẻ trứng vàng” cho các nhà đầu tư.
Nỗi sợ tháng "cô hồn" của môi giới bất động sản; Qua "sốt nóng", giá đất vẫn cao khiến nhà đầu tư run tay... là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.
Kinh doanh bất động sản tiếp tục được đánh giá là lĩnh vực an toàn, hấp dẫn và tiềm năng đối với các “đại gia” ngoại.
“Một thời gian dài thị trường dành nhiều sự quan tâm đến căn hộ, đất nền khiến cho cái nhìn về thị trường bất động sản chưa thật đầy đủ”.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 30/6/2022 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 784.575 tỷ đồng.
Xem phong thủy nhà ở đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến luồng khí lưu thông trong không gian nhà. Cách bố trí các vật dụng trong nhà giúp hóa giải những vận xui. Mang tới sự bình an thuận lợi cho các thành viên trong gia đình.